Một số kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông (31/10/2023)
​​​​​​​Chuyển đổi số là một nhiệm vụ rất quan trọng, gắn với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, nền kinh tế và xã hội số, theo đó, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau 2 năm triển khai chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đến nay đã đạt đượt kết quả:

 

1. Từng bước hoàn thiện hạ tầng số

- 71/71 xã, phường, thị trấn được kết nối cáp quang đến trung tâm. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động theo công nghệ 4G đạt 99%. Tỉnh đã triển khai thử nghiệm mạng di động 5G (của Viettel) trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa.

- 585/624 thôn, bon, buôn, tổ dân phố được kết nối băng rộng cố định (cáp quang FTTH), đạt tỷ lệ 93,8%. Số thuê bao băng rộng cáp quang (FTTH) là hộ gia đình: 103.184; tỷ lệ hộ gia đình có BRCĐ: 59,52%; số thuê bao BRCĐ/100 dân: 15,84; số thuê bao BRDĐ/100 dân: 84,88.

- Số thuê bao di động sử dụng dịch vụ Mobile Money khoảng 45.000 thuê bao, tăng 02 lần so với năm 2021.

2. Ưu tiên kiện toàn, phát triển nhân lực số

- 100% cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện có chuyên trách hoặc giao phụ trách; 80% cơ quan cấp xã giao thực hiện kiêm nhiệm về chuyển đổi số, an toàn thông tin. Toàn tỉnh có 100% tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thôn với hơn 4.000 thành viên.

- Trong 02 năm 2022-2023, ngoài các hội nghị tuyên truyền được tổ chức tại các Sở, ngành, địa phương; tỉnh đã tổ chức 6 hội thảo, hội nghị chuyên đề về chuyển đổi số, tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số có quy mô trên toàn tỉnh; 10 hội nghị phổ cập kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng, lãnh đạo cấp xã với hơn 4.000 người tham gia.

3. Hình thành nền tảng cơ bản của Chính quyền số

- Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Đắk Nông: Chính thức khai trương từ tháng 11/2022, đến nay, IOC đã giám sát, điều hành với lĩnh vực để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh.

- DAKNONG-C Ứng dụng danh cho người dân và doanh nghiệp hỗ trợ người dân có kênh giao tiếp chính thức với cơ quan chính quyền trên môi trường số với hơn 13.000 lượt cài đặt: Daknong C vừa là kênh thông tin vừa là kênh hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ như: Phản ánh kiến nghị; dịch vụ công; điện lực; cấp nước; danh bạ taxi; thương mại điện tử; an sinh xã hội; thông tin cần biết; giáo dục; y tế; phòng chống dịch; du lịch; viễn thông; tiện ích khác; camera; VNeID.

- Cổng thông tin du lịch thông minh của tỉnh (https://dulich.daknong.gov.vn): được triển khai thử nghiệm. Hệ thống gồm cổng thông tin và ứng dụng (Apps) du lịch thông minh gồm: 27 điểm du lịch; mục khám phá 3D có 03 địa điểm tham quan; mục tour du lịch có 12 tour; mục tin tức với 57 bài viết; mục lưu trú đăng tải thông tin về 38 cơ sở lưu trú (có giấy phép hoạt động); mục lữ hành đăng tải 01 đơn vị; mục ẩm thực có 70 địa điểm, 81 dịch vụ tiện ích có khoảng gần 300.000 lượt truy cập.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai: được triển khai thí điểm tại Đắk R’lấp, đã thực hiện liên thông kết nối với hệ thống Thuế điện tử giữa cơ quan Thuế và Tài nguyên và Môi trương, đến nay, Đắk Nông là một trong 40 tỉnh đã được kết nối dữ liệu về Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT.

- Hoàn thành 02 mô hình của Đề án 06: Đó là mô hình xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP) đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) với 11 HTTT/CSDL quốc gia gồm: CSDL quốc gia về dân cư, CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CSDL quốc gia về bảo hiểm, CSDL về văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến; HTTT đăng ký và quản lý hộ tịch; hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách; HTTT quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam; CSDL quốc gia về đất đai… Và mô hình hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) cho 18/18 máy chủ vật lý và 95/95 máy chủ ảo hóa tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và kết nối với hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia.

Dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được tăng cường. Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã tích hợp ứng dụng một cửa điện tử liên thông của tỉnh, được triển khai cho toàn tỉnh bao gồm: 19/19 sở, ngành tập trung tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; 08/08 UBND huyện, thành phố; 71/71 xã, phường, thị trấn; 352 các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc. Tổng số TTHC tỉnh Đắk Nông đang triển khai là 1.710 TTHC; trong đó, có 906 DVCTT một phần và 804 DVCTT toàn trình, tỷ lệ hồ sơ được tiếp nhận toàn trình là 17,3%, (28.459/136.078 hồ sơ), tỷ lệ hồ sơ được xử lý toàn trình là 17,3% (28.211/163.006 hồ sơ); đã thực hiện kết nối thành công 510 TTHC của tỉnh lên cổng dịch vụ công quốc gia.

- Việc triển khai Đề án 06/CP: Việc phổ cập danh tính số (cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân): tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tổ chức rà soát đăng ký, thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh đã thu nhận 322.313/324.898 tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ 99,2%, trong đó đã thực hiện kích hoạt 241.498/324.898 tài khoản, đạt tỷ lệ 74,3%. Tính đến tháng 8/2023, tỉnh đã triển khai thực hiện 18/25 TTHC thiết yếu trên cổng dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công của Bộ Công an. Số lượng căn cước công dân (CCCD) gắn chip được đồng bộ với thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) còn hiệu lực để đi khám, chữa bệnh bằng CCCD là 490.670 người. Tỉnh đã có 85/85 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD phục vụ khám, chữa bệnh BHYT. Toàn tỉnh có 490.670/542.483 (đạt 90,4%) tài khoản người tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số lượng CCCD gắn chip được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực để đi khám, chữa bệnh bằng CCCD là 490.670 người. Tỉnh Đắk Nông đã có 85/85 cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD phục vụ khám, chữa bệnh BHYT.

4. Nỗ lực phát triển kinh tế số

- Về Kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đạt 8,27% vượt 0,77% chỉ tiêu của năm 2023, tăng khoảng 1,63% so với năm 2021.

- Triển khai hóa đơn điện tử: Toàn tỉnh có 3.976 đơn vị áp dụng hóa đơn điện tử, đạt tỷ lệ 100% (tính đến thời điểm ngày 20/6/2023). Trong đó, có 2.754 doanh nghiệp; 263 tổ chức và 959 hộ kinh doanh. Toàn tỉnh có tỷ lệ người nộp thuế đăng ký nộp thuế điện tử (NTĐT) đạt 99,29%; tỷ lệ chứng từ NTĐT đạt 95,6%; tỷ lệ số tiền NTĐT đạt 92,05%.

- Đã thực hiện hỗ trợ đưa hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, đặc biệt là các hàng nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP, VIETGAP, … lên sàn 02 thương mại voso.vn và postmart.vn. Đến nay, đã hỗ trợ lên sàn thương mại điện tử cho 1.161 sản phẩm, trong đó có 47/60 sản phẩm OCOP và 1.114 sản phẩm nông nghiệp khác, tổng số giao dịch 27.528 lượt; tổng số hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) đã được số hóa thông tin là 111.390 hộ, đạt 65,8% (số liệu của Cục Thống kê trên địa bàn tỉnh khoảng 169.251 hộ SXNN). Số hộ sản xuất kinh doanh được đào tạo về kỹ năng số là 135.711 hộ, đạt tỷ lệ 80,2%.

5. Tập trung phát triển xã hội số

- Xã hội số tỉnh Đắk Nông trong 02 năm 2022-2023 đạt được nhiều kết quả đáng kể nhờ vào sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông được tăng cường đầu tư và hoạt động ổn định, hiệu quả; tỉnh đã triển khai thử nghiệm mạng di động 5G tại 04 điểm trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa[1]. Tổ công nghệ số cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn, các tổ, thôn, bon, bản trên địa bàn tỉnh bước đầu đã phát huy được hiệu quả theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để huy động và đưa người dân lên môi trường số để trực tiếp thụ hưởng các lợi ích của chuyển đổi số.

- Hồ sơ sức khỏe điện tử: Tổng số hồ sơ khởi tạo có tài khoản hồ sơ sức khỏe (HSSK) từ Bảo hiểm xã hội tỉnh (thông tin chung; thông tin thẻ BHYT; thông tin quan hệ gia đình; thông tin liên hệ): 662.033/662.033, đạt 100%.

- Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM): tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai ứng dụng hạ tầng và dịch vụ thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết, tích hợp với một số hệ thống khác, cụ thể như sau:

+ Số tài khoản thanh toán của khách hàng đang còn hoạt động khoảng 506.216 tài khoản. Trong đó, số tài khoản của khách hàng cá nhân là 497.222 tài khoản, chiếm 74% dân số của tỉnh và đạt tỷ lệ 100% dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi).

+ Đối với dịch vụ thu, chi NSNN: 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký nộp thuế điện tử, các khoản thu thực hiện qua ngân hàng ước đạt 1.005 tỷ đồng.

+ Đối với dịch vụ thu tiền điện: 100 cơ sở điện lực trên địa bàn chấp nhận TTKDTM, doanh thu tiền điện của Công ty điện lực Đắk Nông thanh toán qua ngân hàng đạt khoảng 359 tỷ đồng, chiếm 58%/tổng doanh thu tiền điện tại PC Đắk Nông.

+ Đối với dịch vụ thu tiền nước: doanh số phát sinh ước đạt 14 tỷ đồng.

+ Đối với dịch vụ thu học phí: doanh số phát sinh ước đạt 1,4 tỷ đồng.

+ Đối với ngành y tế: 09/09 (100%) cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Cung cấp nhiều phương thức hỗ trợ người dân trong việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.

+ Đối với ngành giáo dục: Toàn tỉnh có 207/233 cơ sở giáo dục, trường học (thống kê từ cấp tiểu học trở lên) triển khai hình thức TTKDTM (đạt tỷ lệ 88,9%), các cơ sở giáo dục phối hợp với hệ thống chi nhánh các ngân hàng triển khai thực hiện quét mã code để thực hiện thanh toán học phí hoặc chuyển khoản vào tài khoản của trường.

 

 

Thanh Thảo - Văn phòng Sở (Nguồn: CV số 1643/STTTT-TTBCXB ngày 30/10/2023)

Lượt xem:  249 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 3 1 2 3
 Go To 
 
Xem theo ngày :
Liên kết web