1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp với các chuyên đề về quản trị chuyên sâu và kế toán, báo cáo thuế, báo cáo tài chính,…
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ pháp lý, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu…).
3. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành điều tra, khảo sát, xác định nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên một số hoạt động (phối hợp, lồng ghép với các chương trình, hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp); từ đó xây dựng Kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp.
4. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2025.
5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách về kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã thực hiện tốt vai trò kết nối giữa doanh nghiệp thu mua, phân phối, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng, hợp tác giữa Doanh nghiệp với Hợp tác xã, người dân nhằm xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm nông sản khác có nguy cơ cao như rau, thịt, trái cây... để thực hiện nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi nông sản sạch đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh liên kết sản xuất; Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và trang trại vùng nguyên liệu địa phương; Thông tin tuyên truyền, giới thiệu các mô hình hay...
6. Các Sở, Ban, ngành có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra các cơ sở sản xuất để hỗ trợ, tư vấn làm giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình an toàn, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y trong quy trình chăn nuôi và giết mổ…
7. Giao Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các Chi cục thuế huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các chính sách pháp luật về thuế, thủ tục hành chính thuế và vận động các Hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý đăng ký thành lập doanh nghiệp.