Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án: Phấn đấu đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, hoàn thành cơ bản các mục tiêu của Chính phủ trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông trở thành tỉnh trung bình khá trong cả nước về chuyển đổi số; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân; tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
Mục tiêu đến năm 2030:
*Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động:
Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 60% dịch vụ công trực tuyến toàn trình có ứng dụng AI hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp;
19/19 Sở, Ban, ngành có cơ sở dữ liệu của ngành để hình thành IOC ngành. Phấn đấu 08 huyện, thành phố có Trung tâm điều hành thông minh.
Số hóa 100% các quy trình nội bộ ISO điện tử tại các cơ quan, đơn vị.
Phấn đấu 100% cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu trong Danh mục dữ liệu mở tỉnh Đắk Nông hoàn thành việc số hóa, cập nhật và đưa vào sử dụng hiệu quả; được kết nối với Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, chia sẻ với Cổng dữ liệu mở tỉnh Đắk Nông được đưa vào khai thác sử dụng phục vụ cho các hoạt động chỉ đạo điều hành và phát triển phát triển kinh tế số, xã hội số;
100% hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được số hóa; tối thiểu 80% dữ liệu về kết quả thực hiện các thủ tục hành chính được tái sử dụng, chia sẻ theo quy định (ngoại trừ các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ đặc thù) bảo đảm người dân và doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thực hiện các thủ tục hành chính;
Tích hợp kết quả xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức vào phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc của từng đơn vị; tỷ lệ áp dụng dữ liệu trong phục vụ quản lý điều hành công việc trên môi trường số; phấn đấu đạt 70% trong kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức;
100% đô thị của tỉnh có ứng dụng AI giải quyết ít nhất một vấn đề bức thiết của xã hội tại đô thị.
100% cơ quan nhà nước của tỉnh mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở để phục vụ phát triển AI ứng dụng cho kinh tế số, xã hội số.
Đến hết năm 2030 xây dựng hoàn thiện Chính quyền số thông minh, trợ lý ảo ra quyết định vận hành theo hướng thế giới ảo (metavrese) trên nền tảng những dữ liệu chuyên ngành đầy đủ kết nối chia sẽ và đảm bảo tuyệt đối an toàn thông tin.
* Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Tỷ trọng kinh tế số đạt 12% đến 20% GRDP;
Chuẩn hóa, cập nhật 100% các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập trung vào 03 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về công nghiệp alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch…
* Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 70%;
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%;
Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Đề án đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Nhiệm vụ, giải pháp tạo nền tảng chuyển đổi số: Tăng cường tuyên truyền, đổi mới tư duy, nhận thức của từng cán bộ, đảng viên, hộ gia đình và doanh nghiệp về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong đời sống, sản xuất, thương mại và thực thi công vụ; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; Phát triển hạ tầng, nền tảng số và phát triển dữ liệu số; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng;
(2) Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính quyền số và Đô thị thông minh: Phục vụ người dân và doanh nghiệp; Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể;
(3) Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Kinh tế số: Phát triển doanh nghiệp công nghệ số; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Xây dựng diễn đàn trao đổi, hợp tác kinh tế; Phát triển thương mại điện tử;
(4) Nhiệm vụ, giải pháp phát triển Xã hội số: Phát triển công dân số; Xây dựng Hệ sinh thái xã hội số lấy công dân làm trung tâm trọng tâm xây dựng và phát triển giáo dục số, y tế số, thông tin số;
(5) Chuyển đổi số đối với 03 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch; Lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội, giao thông vận tải và logictics, tài nguyên và môi trường, công thương, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở.
Chi tiết đề án xem tại File đính kèm